Sơ thảo văn học công gáo Việt Nam / Nguyễn Vy Khanh

Tác giả chính:
Nguyễn Vy Khanh
Nguyên tác/ Nhan đề song song:
Overview of Vietnamese Catholic literature
Thông tin xuất bản:
Toronto: Nguyễn Pub, 2023
Cutter:
NG-K
Ký hiệu phân loại:
261.58
Kho:
Kho Tổng hợp
Tập:
Mô tả vật lý:
695 tr. ; 21 cm
Chủ đề:
Kitô giáo và văn học
Số lượng hiện có:
1

Tóm tắt:

Trong biên-khảo này chúng tôi cố gắng ghi nhận lịch-sử hình thành và vài đặc điểm của văn-học Công-giáo xét qua sự có mặt và đóng góp cho nền văn-học chữ quốc- ngữ của một số các tác-giả Việt-Nam. Với tựa đề Sơ thảo Văn-học Công-giáo Việt-Nam, chúng tôi tự giới hạn đề tài dấu ấn đạo Chúa trong văn-học chữ quốc ngữ với các tác giả Công-giáo loan báo, sống Tin Mừng cũng như các vị có tác phẩm chịu ảnh hưởng đạo Thiên Chúa – các nhà nghiên cứu hoặc viết văn làm thơ. Vì chủ đích của biên khảo “văn-học Công-giáo”, do đó chúng tôi đã đưa vào và gọi là nhà văn “Công-giáo” trong khi phần lớn chỉ muốn đơn thuần là nhà văn “Việt-Nam” hoặc là người Công- giáo. Chúng tôi muốn khai phá và nhận định về lịch sử văn học Công giáo Việt Nam như đã xảy ra. Văn học Công giáo Việt Nam dĩ nhiên là thành phần của Văn học Việt Nam vì nền văn học quốc gia này đã và sẽ có những nguồn mạch, dòng chảy, những xu hướng có thể khác nhau nhưng sẽ làm đa dạng và phong phú cho nền văn học chung. Hơn nữa, các văn bản và tác phẩm mà chúng tôi đề cập, phân tích, mang tính văn học / văn học sử và một số đã không nhất thiết phải mang tính sáng tạo văn chương nghệ thuật. Với chúng tôi, văn bản quan trọng và đích thực hơn là tiểu sử bao nhiêu phần trăm Công-giáo. Trong các tác phẩm chúng tôi đề cập đến, đức tin Công-giáo được thể hiện như nền tảng văn hóa, văn chương cũng như sáng tạo nghệ thuật, ở mặt nổi hoặc trong chiều sâu thẳm căn cốt, tinh túy. Tư tưởng Thiên- chúa giáo đã ảnh-hưởng nhiều đến nhân loại từ hơn hai thiên niên kỷ; các Cựu-Ước, Tân Ước - Kinh Thánh, ngoài những giáo điều căn bản đã còn chứa đựng nhiều ý nghĩa triết học, đạo đức và mỹ học mà các triết gia, tư tưởng gia và cả văn-nghệ sĩ sử-dụng như nguồn ý tưởng và cảm hứng làm nên nhiều tác-phẩm lớn nhỏ của con người ở nhiều quốc-gia trên trái đất này.